Vừa qua, Chính phủ đã ra chủ trương xây dựng tuyến đường cao tốc từ huyện Chơn Thành - Bình Phước dẫn qua Bình Dương về Tp. Hồ Chí Minh. Chính vì thế, đây được coi là tuyến huyết mạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng đây sẽ là bước ngoặt quan trọng để Bình Phước phát triển kinh tế từ đó góp phần phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành - Hoa Lư hoàn thành có lợi gì cho Bình Phước ?
Ngay sau khi tuyến đường cao tốc Bình Phước – Bình Dương- Hồ Chí Minh này hoàn thiện sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tỉnh Bình Phước nói riêng và cả khu vực Đông Nam bộ nói chung. Cụ thể hơn tuyến đường này sẽ kết hợp với cầu Mã Đà nối Bình Phước với Đồng Nai. Cộng thêm những tuyến đường đã có sẵn như DT753, đường sắt xuyên Á và các khu công nghiệp đang được xây dựng hoàn thành trong tương lai tại Bình Phước.
Tỉnh Bình Phước được xem là tỉnh có quỷ đất sạch, có vị trí tiếp giáp trực tiếp với 3 tỉnh thành phố phát triển nhất khu vực phía Nam. Mặt khác, Bình Phước cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Nam. Với những lợi thế đó, Bình Phước sẽ ngày càng thu hút được các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đây xây dựng công ty, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bình Phước đã trở thành một sự lựa chọn mới vô cùng hoàn hảo cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính điều này cũng sẽ kéo theo sự phát triển của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, mua sắm, buôn bán, siêu thị và đặc biệt là bất động sản.
Trong 2 năm trở lại đây, tỉnh Bình Phước đã chứng kiến giá bất động sản nơi đây tăng mạnh từ 45% đến gấp 2, 3 lần tùy từng khu vực đồng thời hàng loạt dự án dân sinh tầm cỡ phục vụ nhu cầu của người dân đã được đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh của các chủ đầu uy tín như : Đất Xanh, Vingroup, Becamex...
Với những phân tích, đánh giá về tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành - Hoa Lư như trên chúng ta đã thấy tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của tỉnh Bình Phước góp phần chung cho khu vực Đông Nam Bộ. Qua đây, chúng ta sẽ có cái nhìn khác biệt và mới mẻ về tỉnh Bình Phước cũng thị trường bất động sản khu vực tỉnh Bình Phước.
Sự quan tâm từ chính quyền địa phương về dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Chơn Thành
Theo như ông Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết trong tờ trình 144, Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng tam giác phát triển C-L-V cũng là cửa ngõ giao thương kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.Tuy nhiên xét về hệ thống giao thông của tỉnh hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, các tuyến giao thông kết nối liên kết vùng, khu vực vẫn còn hạn chế.
Cũng theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành được quy hoạch đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030. Dự án nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, qua đó đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn, theo UBND tỉnh Bình Phước, việc đầu tư Tp. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành là rất cần thiết và cấp bách.
Đáng chú ý hơn, tuyến cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Chơn Thành đang được Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cùng đơn vị tư vấn thiết kế để đơn vị tư vấn cân nhắc 3 phương án đầu tư Dự án đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Chơn Thành. Phương án thứ nhất, tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành đi theo hướng tuyến của của đường Mỹ Phước – Tân Vạn, có chiều dài 55,6 km (tổng mức đầu tư 33.000 tỷ đồng). Phương án thứ hai, tuyến có điểm đầu tại nút giao An Phú, điểm cuối tại Chơn Thành, đi theo Tỉnh lộ 743, 745 (có tổng mức đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng). Phương án cuối cùng, tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành, đi trùng theo hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM – Lộc Ninh, có chiều dài 55,9 km (tổng mức đầu tư 21.600 tỷ đồng).