Theo bộ trưởng GTVT, ông Trương Quang Nghĩa cho rằng việc lập báo cáo nghiên cứu nguồn vốn khả thi xây dựng dự án tuyến đường sắt Đắk Nông – Chơn Thành việc là rất cần thiết, ngoài việc nâng cao hiệu quả vận chuyển khoáng sản thì tất cả các ngành kinh tế khác của tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên đều hưởng lợi.Tuy nhiên, vấn đề gặp phải ở đây là nguồn vốn đầu tư còn hạn chế mà chính sách kêu gọi vốn không khả thi.
Vừa qua, cử tri xã Tiến Hưng, Tp. Đồng Xoài đã nhiều lần kiến nghị với HĐND tỉnh về dự án đường sắt Chơn Thành - Đăk Nông đi qua địa bàn xã đã quy hoạch từ lâu nhưng chưa triển khai. Trong khi đó, người dân quanh khu vực dự án đều muốn chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở (ONT), phân lô, tách thửa và xin phép xây dựng... đều gặp khó khăn, thậm chí còn không được chấp thuận, điều này gây khó khăn không nhỏ cho các hộ dân có đất trong quy hoạch của dự án.
Về phía UBND TP. Đồng Xoài cho biết: Tuyến đường sắt Chơn Thành - Đăk Nông đi qua xã Tiến Hưng được phê duyệt tại Quyết định số 2241 (ngày 5-11-2012) của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Đồng Xoài đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Cộng thêm quyết định số 1436/QĐ-TTg (ngày 10-9-2009) của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Cho nên việc thực hiện quy hoạch vẫn phải triển khai theo quyết định quy hoạch của Chính phủ và UBND tỉnh Bình Phước đã đưa ra. Động thái từ Sở xây dựng, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp.Đồng Xoài cho phù hợp với thực tế phát triển của thị xã, đồng thời làm cơ sở để cắm mốc tọa độ.
Theo quy định pháp luật, các hộ dân có đất nằm trong diện quy hoạch của tuyến đường sắt Chơn Thành - Đăk Nông đi qua không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa. Về việc cấp GPXD nhà ở, công trình tại khu vực quy hoạch đường sắt dự kiến nằm trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt thuộc trường hợp cấp phép xây dựng có thời hạn. Các trường hợp vị phạm sẽ yêu cầu tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng, nếu không sẽ bị cưỡng chế.
Rubyholding hy vọng, dự án sẽ sớm triển khai để giải quyết vấn đề vận chuyển khoáng sản từ các tỉnh Tây Nguyên đi các tỉnh phía Nam, giao thương được giải quyết, từ đó góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực tỉnh Bình Phước đi lên, kinh tế khu vực phát triển hơn.