Chủ đầu tư dự án, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Hải chi nhánh Bình Phước cho biết, 5 nhà máy điện mặt trời gồm Lộc Ninh 1, 2, 3, 4, 5 đang được gấp rút thi công; trong đó, nhà máy Lộc Ninh 1, 2, 4, 5 đã hoàn thành từ 70 - 100% việc san ủi mặt bằng. Hai nhà máy đã hoàn thành thi công đóng cọc và đang lắp đặt khung giàn đỡ tấm pin.
Đối với tuyến đường dây 220 kV Lộc Ninh - Bình Long 2 và các trạm biến áp, hiện đang được các đơn vị thi công xây dựng; trong đó, hơn 50% công đoạn xây móng trụ, chế tạo cột thép đã hoàn thành.
Việc khó nhất hiện nay đối với dự án điện mặt trời Lộc Ninh và tuyến đường dây 220 kV đang vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng tại một số vị trí do chưa thoả thuận được giá bồi thường với các hộ dân.
Theo Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước, ông Nguyễn Văn Lợi cho biết quy hoạch điện năng lượng mặt trời của tỉnh là 4.000 MWp. Thời gian vừa qua đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến địa phương xin được đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời, nhưng đến nay mới chỉ cấp phép cho 1 doanh nghiệp đầu tư 5 nhà máy với công suất là 850 MWp. Và khi đi vào hoạt động, 1MWp điện năng lượng mặt trời sẽ đóng góp nguồn thuế cho địa phương khoảng 800 triệu đồng.
Nhằm đảm bảo dự án điện mặt trời Lộc Ninh đưa vào hoạt động đúng tiến độ, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước đã yêu cấp uỷ và chính quyền hai huyện Lộc Ninh và Sở Công Thương tập trung tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện để dự án đóng điện theo đúng kế hoạch.
Tập đoàn Hưng Hải đầu tư 5 nhà máy điện mặt trời tại huyện Lộc Ninh (Bình Phước) cho biết dự án sẽ được chia thành 3 giai đoạn cụ thể: giai đoạn 1 của dự án đang xây dựng với công suất 200 MWp với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; giai đoạn 2 và 3 với số vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.
Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Hải - chi nhánh tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Lê Trường cho biết, các công đoạn xây dựng nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh và đường dây 220 kV Lộc Ninh – Bình Long 2 đang được khẩn trương triển khai và dự kiến đến ngày 31/12/2020 đơn vị sẽ đóng điện hoà lưới điện quốc gia.
Đây được coi là dự án điện mặt trời đầu tiên tại Bình Phước, khu vực triển khai dự án là vùng đất khô cằn, bạc màu không thể trồng cao su hay hoa màu. Khi nhà máy vận hành, hòa lưới điện quốc gia, các nhà máy điện mặt trời này sẽ đóng góp cho ngân sách tỉnh hơn 400 tỉ đồng/năm- khoảng 5% tổng thu ngân sách của Bình Phước.
Thông tin ngoài lề thì bên Rubyholding cũng đang triển khai dự án bất động sản khu dân cư Lộc Thành 59 và Lộc Thịnh 70 nằm liền kề dự án điện mặt trời Lộc Ninh Bình Phước giá cực kỳ giá đầu tư sinh lời cao. Mọi chi tiết xin liên hệ với Ruybyholding, xin cảm ơn quý độc giả !