Vừa qua, chính phủ đã phê duyệt quyết định số 326/QD - TTG về việc Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo định hướng Chơn Thành sẽ đổi mới, phát triển theo hướng công nghiệp hóa để trở thành đô thị công nghiệp trọng điểm của tỉnh đáp ứng đủ các điều kiện để lên thị xã trong giai đoạn 2020 - 2025.
Khái quát về Chơn Thành
Chơn Thành là một huyện phía Tây Nam của tỉnh Bình Phước, có vị trí địa lý cụ thể: giáp huyện Hớn Quản (phía bắc), giáp tỉnh Bình Dương (phía đông, tây, nam), giáp Tp. Đồng Xoài và huyện Đồng Phú (phía đông).
Huyện có diện tích 389,59 km2, cách trung tâm Tp. Đồng Xoài 35km, Tp. HCM 80km và Tp. TDM (Bình Dương) chừng 55km.
Hiện huyện có 9 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn (tt Chơn Thành) và 8 xã.
Vì huyện có hệ thống giao thông thuận tiện gần các tuyến đường huyết mạch như QL 13 và Ql 14 giúp việc lưu thông vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Ngoài ra, tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ được triển khai thông suốt kết nối các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới.
Thông tin quy hoạch huyện Chơn Thành đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Theo Quyết định 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 7/11/2012, Chơn Thành được định hướng trở thành đô thị loại IV giai đoạn 2016 - 2020.
Theo quyết định số 2076/QĐ - TTg ngày 22/12/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tp.HCM đến năm 2030 tầm nhìn 2050, định hướng trở thành đô thị loại III giai đoạn 2020 - 2025.
Đường cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành - Hoa Lư:
Vừa qua, chính phủ đã phê duyệt quyết định số 326/QD - TTG về việc Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ giao thông vận tải. Đồng thời, đề xuất quy hoạch tuyến kéo dài đến cửa khẩu Hoa Lư (Lộ tuyến đã được quy hoạch và phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Tuyến đường cao tốc có chiều dài 69km, với quy mô 6 - 8 làn xe thông thoáng. Trong năm 2020 sẽ xây dựng tuyến đường cao tốc kết nối Chơn Thành - Thủ Dầu Một - TP. HCM và kết thúc là nút giao Gò Dưa.
Tuyến QL 14 (đường Hồ Chí Minh): là tuyến đường kết nối 2 vùng kinh tế lớn (Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), chiều dài 23,6km (từ tp Đồng Xoài đến TTHC huyện Chơn Thành), quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp I với 6 làn xe, và đang thực hiện theo dự án vốn trái phiếu CP đạt quy mô cấp III với 4 làn xe.
Tuyến QL13: là tuyến đường quan trọng trong việc kết nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng ngoại, giữ vị trí quan trọng trong vấn đề giao thương với Quốc tế. Đồng thời, tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh - Campuchia được quy hoạch sẽ là "điểm sáng" cho việc phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ du lịch.
Tuyến đường có chiều khoảng 80km quy hoạch với 6 làn xe. Trong đó, đoạn từ tỉnh Bình Dương đến TX. Bình Long dài 32,7km chạy qua TT. Chơn Thành được đầu tư hình thức BOT với 6 làn xe.
Tuyến đường Chơn Thành - Dầu Tiếng: Đầu tháng 5/2020 UBND tỉnh Bình Phước có quyết định về việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường Minh Hưng - Minh Thạnh. Tuyến đường đi qua KCN Minh Hưng III ra QL13, đây là điểm giao thương nổi bật nhất ở Chơn Thành - Dầu Tiếng - TP. HCM, là điểm lợi cho Chơn Thành trở thành khu vực tiềm năng về bất động sản.
Tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh - Campuchia (tuyến đường sắt xuyên Á): hay còn gọi là đường đơn, được nối từ đường sắt quốc gia (Dĩ An, Bình Dương) đi song song với QL 13 xuyên qua ranh giới Campuchia ở cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư. Toàn tuyến dài khoảng 129km, đoạn đường ngang qua địa bàn tỉnh dài 66km.
Tuyến Chơn Thành - Đắk Nông: Đây là một phần của dự án phát triển mạng lưới đường sắt Tây Nguyên, bao gồm trục chính là Đà Nẵng – Kon Tum – Đăk Lăk – Chơn Thành – Tp. Hồ Chí Minh. Đoạn tuyến dự kiến có lộ trình nằm song song QL14.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ra chủ trương xây dựng tuyến đường cao tốc Chơn Thành - Bình Phước đi qua Bình Dương về TP. HCM. Do đó, Bình Phước nói chung và Chơn Thành nói riêng đang triển khai giải phóng mặt bằng để bắt đầu tiến triển dự án. Đây sẽ là bước ngoặc mới để tỉnh phát triển mạnh về nền kinh tế và Chơn Thành sẽ trở thành địa điểm nổi bật, thu hút được nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
Thông tin quy hoạch Becamex - Bình Phước trong năm
Ngày 20/4/2015, UBND tỉnh đã phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch Becamex Bình Phước theo tỉ lệ xây dựng 1/5000. Đây là dự án Khu liên hợp Công nghiệp, đô thị được Becamex IDC làm chủ đầu tư. Dưới đây là một số thông tin quy hoạch, áp dụng cho KCN và KDC:
Quy mô diện tích quy hoạch: Khu đất quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã: Thành Tâm, Minh Thành, Nha Bích, huyện Chơn Thành. Có tổng diện tích 46.332.810 m2, tiếp giá với QL14 và KDC (phía bắc); các phía còn lại giáp đất dân cư hiện hữu.
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: Triển khai quy hoạch hệ thống giao thông liên khu vực, đối nội và đối ngoại, đặc biệt các con đường huyết mạch như: QL13 & QL14 (tiếp giáp khu quy hoạch); đường HCM (đi ngang có lộ giới 79m); các tuyến đường chính của KCN và KDC Becamex kí hiệu là D1, D1B, N2 (lộ giới 50m)...
Bên cạnh đó, quy hoạch thêm các tiện ích đi kèm như cấp thoát nước, cấp điện và vệ sinh môi trường.
Kiến trúc quy hoạch Becamex:
Khu công nghiệp: được phép xây dựng không giới hạn tầng cao, mật độ xây dựng được phụ thuộc vào tầng cao và diện tích lô đất, được quy hoạch KDC và tái định cư.
Khu nhà phố, vườn: đối với trục đường chính chiều cao tầng xây dựng tối thiểu 02 tầng và không hạn chế chiều cao tối đa. Mật độ xây dựng được xây theo bảng:
Khu chung cư, nhà ở cao tầng: mật độ xây dựng được dựa theo diện tích lô đất và chiều cao của công trình. Quy mô xây dựng là các công trình kiên cố, không xây các công trình tậm hoặc bán kiên cố trừ trường hợp công trình tạm phục vụ cho việc thi công.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy hoạch Becamex Bình Phước để cho quý anh/chị quan tâm theo dõi. Tốc độ thi công KCN và KDC Becamex nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tạo dựng một môi trường đầu tư mới, phát triển kinh tế của Bình Phước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, bền vững.