Kinh tế tỉnh Bình Phước sẽ tăng vọt khi cầu Mã Đà được xây dựng

Cầu Mã Đà bắc qua sông Mã Đà là ranh giới giữa 2 tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, nối liền tuyến đường DT753 và DT761 chạy ra ngã ba Dầu Giây nối liền giao thông các tỉnh phía Đông Nam Bộ. Có thể thấy, cầu Mã Đà là một dự án quan trọng trong việc giải quyết vấn đề giao thông khu vực đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương của tỉnh Bình Phước  với các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP. HCM.

Chính quyền tỉnh Bình Phước đang cố gắng tái lập cầu Mà Đà

Về việc xây dựng và tái lập dự án cầu Mã Đà nằm trong dự án làm đường từ trung tâm thị xã Đồng Xoài tới sông Mã Đà có tổng vốn đầu tư 173 tỉ đồng, trong đó cầu Mà Đã chiếm 10 tỷ đồng tiền vốn.

UBND ỉnh Bình Phước đã bắt đầu triển khai dự án từ năm 2103. Đến khi đoạn đường hầu như đã hoàn thiện chỉ còn hạng mục cầu Mã Đà, Sở GTVT tỉnh Bình Phước đã gửi công văn cho Sở GTVT Đồng Nai đề nghị phối hợp để triển khai làm dự án cầu Mã Đà thì được nhận câu trả lời "từ chối" từ tỉnh Đồng Nai.

Tính từ đó đến nay, chính quyền tỉnh Bình Phước cũng đã gửi nhiều văn bản, họp nhiều lần với tỉnh Đồng Nai, cũng đã nhờ bên Bộ GTVT can thiệp nhưng vẫn không thuyết phục được tỉnh Đồng Nai để tái lập cầu Mã Đà.

Về phía tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng ngay cả nếu có làm cầu Mã Đà thì mục đích để kết nối, rút ngắn khoảng cách giao thông, địa lý cũng không khả thi.  UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra lý do, hiện đang có chủ trương đóng cửa tuyến đường DT761 đi xuyên qua khu bảo tồn tỉnh, đồng thời cho di dân trong khu bảo tồn ra ngoài để hạn chế sự tác động xấu của con người tới khu rừng bảo tồn.

cầu Mã Đà
Người dân cả 2 tỉnh vẫn bất chấp nguy hiểm để vượt sông Mã Đà

Hy vọng trong thời gian tới, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ sớm đi đến thống nhất hoàn thành tái lập cầu Mã Đà. Vì những lợi ích kinh tế -xã hội mang tính chiến lược dài hạn, hệ thống giao liên kết khu vực mà nó mang đến cho Bình Phước cũng như Đồng Nai ngay khi được tái lâp và đưa vào hoạt động.

Những lợi ích quan trọng của cây cầu Mã Đà mang lại

Có thể thấy cầu Mã Đà nếu đi vào hoạt động sẽ là con đường ngắn nhất nối để tỉnh Bình Phước kết nối với Đồng Nai, cũng là con đường ngắn nhất để đi QL20, đặc biệt là quốc lộ 1A – con đường huyết mạch, quan trọng bậc nhất nối liền kinh tế hai miền Nam Bắc.

Tiếp theo, cầu Mã Đà sẽ là cầu nối rút ngắn khoảng cách tới QL51, đi sân bay QT Long Thành và các cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Với điểm này, ta có thể thấy một lối đi tắt mang lại nhiều thuận tiện, cơ hội phát triển không chỉ riêng cho Bình Phước mà cả khu vực phía Nam. Nếu dự án đi hoạt động sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển đi cao tốc Dầu Giây, trong khi lộ trình hiện tại bắt buộc phải đi vòng qua tỉnh Bình Dương (đi Tân Uyên\), đường nhỏ, quanh co, xuống cấp.

Theo tầm nhìn xa hơn, khi có cầu Mã Đà tái lập, tuyến đường từ Cảng Thị Vải (BRVT) theo QL 50 đi tỉnh lộ DT767, DT753, DT7761 QL4 đi Tây Nguyên, đi QL 13 qua Campuchia ra vịnh Thái Lan trung chuyển hàng hóa của khu vực phía Nam, Tây Nguyên, để phục vụ việc giao thương kinh tế quốc tế. Khi đó, tỉnh Bình Phước sẽ thuận lợi hơn trong xuất - nhập khẩu hàng hóa.

Xét về lĩnh vực BĐS, nếu cây cầu Mã Đà được tái lập đưa vào sử dụng vì những lợi ích nó mang lại sẽ ảnh hương không nhỏ tới thị trường BĐS khu vực tỉnh Bình Phước. Qua đó thúc đẩy thị trường BĐS khu vực Bình Phước phát triển.
 

Đăng ký nhận thông tin